Shanghai Tower – Hiện thực hóa những điều không tưởng nhờ ứng dụng BIM

Phép màu – phải chăng đó chỉ là viễn tưởng, là viển vông?

 

Ngày nay, hầu hết chúng ta không còn tin vào phép màu hay kỳ tích, tuy nhiên không thể phủ nhận một điều: nếu chúng ta cố gắng hết sức, chúng ta có thể biến những điều không tưởng thành sự thật, dù điều đó có giống như một giấc mơ xa vời. Một ví dụ chính là tòa Shanghai Tower, được dựng lên nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và tài năng của con người.

Nguồn ảnh: Connie Zhou

Shanghai Tower, tòa nhà cao thứ hai thế giới, đổ bóng lên nền trời của thành phố Thượng Hải. Với cấu trúc xoắn cao 632 mét và 121 tầng, đây thực sự là một kiệt tác được tạo nên nhờ những cải tiến trong phương pháp xây dựng kiểu mới – BIM (Building Information Modeling). Hình dáng và thiết kế độc nhất này gồm 9 tòa nhà ống được xếp chồng lên nhau, như một thành phố giữa trời, với vườn hoa, khu nhà ở, khu thương mại và rất nhiều nhà hàng, quán cafe. Đây quả là một thiết kế không tưởng nếu chỉ sử dụng cách thức thiết kế truyền thống.

 

Vì Shanghai Tower là một dự án khổng lồ và vô cùng phức tạp, nhà thầu ngay từ đầu đã cho rằng không thể thể hiện nó một cách chính xác chỉ với những phần mềm và quy trình thiết kế thông thường. Chưa nói đến việc đạt được tiêu chuẩn bắt buộc cho công trình xanh LEED Gold, riêng việc xây dựng thành công tòa nhà này đã là một nhiệm vụ bất khả thi rồi. Các bên liên quan đều biết rằng đây sẽ là dự án tham vọng nhất mà họ từng thực hiện. Sau khi nhận tư vấn từ hơn 30 công ty xây dựng và thuê hàng chục nhà thầu phụ, họ quyết định rằng việc xây tòa tháp này chỉ có thể thành công nếu họ ứng dụng hết mức BIM ngay từ đầu.

 

BIM đã giúp gần 50 công ty và doanh nghiệp trên khắp thế giới giao tiếp trong dự án này một cách dễ dàng và hiệu quả. Họ có thể chia sẻ các mô hình thiết kế với nhau, nhờ đó giúp họ đạt được mức độ hợp tác cao chưa từng có so với các dự án trước đây: những chia sẻ, việc phát hiện lỗi và điều chỉnh bản vẽ diễn ra chính xác, nhanh chóng và hài hòa. Không có bất kì va chạm nào xảy ra trong quá trình thi công và chỉ có vỏn vẹn 7 va chạm xuyên suốt quá trình thiết kế – một thành tích không tưởng với độ phức tạp của dự án này. Vì công trình có hình dáng xoắn đặc biệt cùng mặt ngoài hai lớp nên rất khó để có thể thể hiện nó trên 2D. BIM cho phép mô hình hóa tòa nhà trên 3D, phân tích thiết kế để giúp họ đưa ra những quyết định tốt nhất về tòa nhà. Họ chủ yếu dựa vào mô hình Revit để phân tích độ phản chiếu nhằm tính toán mức độ ảnh hưởng của các tia lóa từ tòa tháp đến khu dân cư xung quanh. Việc này đã giúp đội ngũ thiết kế tối ưu hóa từ bức tường rèm phía bên ngoài đến cả góc và vị trí của từng miếng kính để giảm ô nhiễm ánh sáng.

Nguồn ảnh: Shanghai Tower Construction and Development Co., Ltd

Việc ứng dụng sớm công nghệ BIM vào quá trình thiết kế và thi công tòa Shanghai Tower không chỉ hiện thực hóa việc xây dựng tòa nhà mà còn giúp đơn giản hóa quá trình này và hạn chế đáng kể sự lãng phí trong quá trình xây dựng. Họ đã tiết kiệm được hơn 50 triệu đô-la riêng trong chi phí cho cấu trúc công trình và 32% lượng vật liệu xây dựng, tất cả đều nhờ có BIM.

 

Có thể nói, Shanghai Tower chính là một minh chứng cho những kì tích mà ngành xây dựng có thể đạt được khi áp dụng BIM và các công nghệ tiên tiến trong thiết kế – xây dựng – vận hành.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO HÀI HÒA

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Technosoft, 8/15 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Website: www.harmony-at.com                           SĐT: (+84) 243 795 1722